Bình Dương: Tạo cú huých kinh tế từ hiệp định thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu

Đây có thể xem như là một trong những cơ hội nhằm chuyển hóa, thúc đẩy tạo sức bật mạnh mẽ giúp nền kinh tế Bình Dương trở thành trung tâm kinh tế trong cả nước. Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs); đóng vai trò, nhân tố giúp cho Bình Dương phát triển mạnh về xuất khẩu, tạo ra những mắt xích quan trọng giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu, tạo ra một thị trưởng kinh tế khởi sắc trong những năm tới.

Doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Bình Dương đã tận dụng các cơ hội từ FTAs

Về các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương  đang từng bước phục hồi, với sự khởi sắc của các thị trường xuất khẩu truyền thống. Trong đó, doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Bình Dương đã tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) để tiếp cận, mở rộng thị trường và duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu.

Đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương đạt gần 19 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng kết, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương ghi nhận đà tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt gần 19 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 6,2 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt hơn 3,52 tỷ USD, tăng 6,9%, còn khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 15,44 tỷ USD, tăng 9,2%.

Việc triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất kinh doanh tiếp tục phát huy hiệu quả. Đặc biệt, các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện và hiệu quả hơn, đã và đang tạo điều kiện để hàng hóa xuất khẩu của tỉnh thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi.

Đặc biệt, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Dương năm 2022 đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2021. Đơn cử như kim ngạch xuất hàng dệt may đạt gần 1,49 tỷ USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 7,8% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh; hàng giày da đạt hơn 1,15 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 6,1% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh; sắt thép các loại đạt gần 1,1 tỷ USD tăng 35,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 5,8% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt 695 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 3,7% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt gần 3,7 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 19,5% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ chiếm 68,3% tổng số, tăng 4,1% so cùng kỳ; thi trường Hồng Kông chiếm 9%, tăng 3,9%; thị trường EU chiếm 4,8%, tăng 3,2%.

Nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu dành cho doanh nghiệp

Đồng thời, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương dần ổn định và phát triển, các chỉ số kinh tế của ngành tăng trưởng so với cùng kỳ và đạt mức tăng trưởng cao hơn so với bình quân của cả nước.

Trong những tháng còn lại của năm 2022, thách thức với hoạt động xuất khẩu hàng hóa là rất lớn khi kinh tế thế giới tiếp tục chịu chi phối bởi xung đột Nga – Ukraine. Cùng với giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao… sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và xuất nhập khẩu.

Để hỗ trợ nào cho doanh nghiệp tiếp cận và tận dụng lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cho biết, đã tham mưu UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số về việc phê duyệt nội dung Chương trình Hội nhập kinh tế quốc tế và ban hành kế hoạch thực hiện các Hiệp định thương mại.

Bên cạnh đó, Sở cũng tích cực tham mưu cho tỉnh thu hút đầu tư phát triển dịch vụ logistics để hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, xuất nhập khẩu và thu – hoàn thuế của doanh nghiệp…

Đặc biệt, nhằm thúc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, Sở Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung triển khai các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền việc tận dụng cơ hội, lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do. Cũng như chủ động cùng với doanh nghiệp phòng, chống gian lận xuất xứ, ứng phó kịp thời đối với các biện pháp phòng vệ thương mại mà các quốc gia dựng lên cho hàng hóa nhập khẩu. 

Nhiều sự kiện về cung – cầu (WTC EXPO) giúp cho việc giao thương hàng hóa của doanh nghiệp nội địa có nhiều cơ hội hơn khi tiếp xúc và kết nối được các khách hàng quốc tế.

Các hiệp hội ngành hàng cũng như doanh nghiệp tỉnh Bình Dương kỳ vọng, những tháng còn lại của năm 2022, thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục được mở rộng, nhất là những thị trường lớn đến từ các quốc gia tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Dự báo các ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Dương như: Sản phẩm gỗ, dệt may, giày da, máy tính – linh kiện điện tử, sắt thép các loại… sẽ tăng trưởng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp nội địa hội nhập kinh tế quốc tế

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA) được ký kết và thực thi sớm cũng giúp ngành dệt may, da giày của tỉnh được hưởng lợi thế cạnh tranh tại một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Việc đưa Hiệp định RCEP với một quy tắc xuất xứ chung áp dụng cho 15 nước vào thực thi được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển các chuỗi cung ứng mới, đồng thời mở ra một không gian sản xuất chung và một “siêu” thị trường xuất khẩu quy mô lớn, ổn định, lâu dài cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là đối với ngành nông nghiệp.

Hiệp định RCEP sẽ tạo thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới và GDP toàn cầu.

Những cam kết mạnh mẽ về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đặc biệt là việc áp dụng một quy tắc xuất xứ chung cho 15 nước trong Hiệp định, sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, cũng có nhiều khó khăn, thách thức đặt ra vì các nền kinh tế trong khu vực đều có năng lực cạnh tranh khá cao, kể cả ở những lĩnh vực mà nước ta có thế mạnh. Hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam sẽ bị sức ép cạnh tranh rất lớn, nhất là trong bối cảnh nước ta còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu từ bên ngoài.

Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần chủ động thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội để cạnh tranh thành công ở cả thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. 

Đây là năm thứ tư liên tiếp Bình Dương có tỷ lệ xuất siêu trên 6 tỷ USD. Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương.

Để triển khai thực hiện hiệu quả Hiệp định RCEP, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong nước khai thác tối đa và hiệu quả các cơ hội, lợi ích, cũng như giảm thiểu các nguy cơ, thách thức mà Hiệp định có thể mang lại, hội nghị đã thảo luận, khuyến nghị nhiều nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện, giúp các địa phương, hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đa dạng hoá thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.

Đồng thời, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương sớm hoàn tất việc ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định theo chức năng, nhiệm vụ được giao để bảo đảm công tác thực thi Hiệp định được hiệu quả; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách đồng bộ, khả thi và xây dựng các chương trình hỗ trợ, đào tạo kỹ năng chuyên sâu, giúp các ngành hàng, doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bộ Công Thương sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ các địa phương, ngành hàng và doanh nghiệp để có thể tận dụng tốt nhất những ưu đãi của Hiệp định, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Tại tỉnh Bình Dương, ngày 25/3/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 734/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong giai đoạn 2022-2024, Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức phổ biến, tuyên truyền về Hiệp định RCEP tới các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã và người dân.

Với cơ chế kinh tế mở nhằm thu hút đầu tư FDI thì Bình Dương sẽ là một thị trường tiềm năng, trung tâm kinh tế dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Song song đó, chú trọng tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp về một số lĩnh vực chính như thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường các nước tham gia Hiệp định RCEP, đầu tư, dịch vụ, hải quan, mua sắm của Chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ… bảo đảm các doanh nghiệp và các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc tận dụng và thực hiện Hiệp định đầy đủ và hiệu quả.

Đồng thời, củng cố mạng lưới, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất, nhập khẩu, thị trường trong nước của các cơ quan Nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại – đầu tư để các doanh nghiệp Bình Dương có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước tham gia Hiệp định RCEP, từ đó tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạch định và triển khai chiến lược kinh doanh trong nước và đầu tư ra nước ngoài…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *